Phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn ACC

CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XD TMDV VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRẦN DŨNG
Phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn ACC
Ngày đăng: 25/04/2023 10:42 AM

Khi có hỏa hoạn xảy ra, để bảo vệ bản thân mình và người khác, bạn không nên lo lắng, sợ hãi mà phải bình tĩnh thực hiện các bước chữa cháy an toàn. Trong bài viết này, Công ty Trần Dũng sẽ hướng dẫn quý bạn đọc 4 bước phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn.

1. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy

Trước khi tìm hiểu 4 bước phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn, quý bạn đọc cần biết được các nguyên tắc chung mà Luật Phòng cháy chữa hiện hành quy định khi thực hiện phòng cháy chữa cháy:

– Một là, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

– Hai là, trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. Tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng.

– Ba là, phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
– Bốn là, mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

2. Bốn bước phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn

Có 4 bước phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn, cụ thể như sau:

2.1. Báo động khi có cháy xảy ra

Khi phát hiện có đám cháy xảy ra, bạn cần phải hô to hoặc bấm chuông báo cháy ngay lập tức để cảnh báo mọi người về tình hình nhằm di dời đến nơi an toàn, cùng nhau phối hợp dập tắt đám cháy để hạn chế thiệt hại về người, tài sản.

2.2. Thực hiện ngắt toàn bộ điện nơi xảy ra đám cháy

Trường hợp xảy ra hỏa hoạn, bạn cần ngay lập tức ngắt toàn bộ cầu dao điện nơi để tránh đám cháy lan tới khiến rò rỉ điện gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người khác nếu chẳng may chạm phải. Đồng thời, ngắt điện sẽ giúp hạn chế ngọn lửa lan rộng, tránh nổ đường dây khiến ngọn lửa càng lớn do chập điện.

2.3. Sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập tắt đám cháy

Ngay khi phát hiện ra đám cháy, sử dụng ngay các phương tiện chữa cháy gần nhất để dập tắt, kiểm soát lửa tránh lan rộng bằng bình chữa cháy CO2, nước, đất, cát,…và liên hệ ngay với lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, phối hợp với mọi người trong điều kiện cho phép có thể di dời người bị nạn, tài sản có giá trị ra khỏi đám cháy.

2.4. Liên hệ lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy 114

Nếu thấy đám cháy lan rộng không thể kiểm soát cần nhanh chóng liên hệ đến lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo đường dây nóng 114.

Trong quá trình điện báo cần nêu rõ địa chỉ cụ thể, thông tin công trình, quy mô đám cháy, có người bị nạn trong đám cháy hay không để chủ động trong công tác cứu hộ, cứu nạn cần thiết và kịp thời nhất.

Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng tại các thành phố lớn, chung cư cao tầng, nhà ở san sát hỏa hoạn rất dễ xảy ra nếu như không thường xuyên kiểm tra, thực hiện đúng các biện pháp phòng chống cháy nổ.

Tuyệt đối không lưu trữ số lượng lớn các chất, vật liệu bắt lửa như xăng dầu, bình ga mini, vải vóc,…Không tự ý lắp đặt các hệ thống điện không rõ tránh làm quá tải đường điện dẫn đến cháy nổ. Bạn cũng có thể sử dụng cửa ngăn cháy, lắp đặt hệ thống báo cháy để có thể kịp thời phát hiện ngay khi xuất hiện đám cháy.

3. Các câu hỏi thường gặp

3.1 Chữa cháy là gì?

Theo quy định tại khoản 9 Điều Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013: “Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.”

Mời quý bạn đọc tham khảo thêm bài viết Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy là gì [Cập nhật 2022] để có thể có thêm thông tin về các nguyên tắc phòng cháy chữa cháy.

3.2 Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy thuộc về ai?

Khoản 1 Điều 5 Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định rằng phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghĩa là ai cũng có trách nhiệm phòng cháy chữa cháy chứ không riêng gì các cơ quan chức năng…

3.3 Đội phòng cháy chữa háy là gì?

Khoản 6 Điều  Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định rằng Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

 

Trên đây là những trình bày tổng quan của Công ty Trần Dũng về 4 bước phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn. Trong quá trình cần tìm hiểu và áp dụng các quy định của Luật có liên quan, nếu như quý khách hàng còn có thắc mắc hay quan tâm hãy liên hệ chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất.

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Chỉ đường
zalo
hotline
Alert: Content is protected !!